Việt Nam là một trong số các Quốc gia Đông Nam Á có tình trạng người mắc chứng móm xương hàm cao. Để điều trị bắt buộc phải can thiệp bằng phẫu thuật cắt chỉnh xương hàm.
Vì sao có tình trạng móm xương hàm
Theo Dermaster Viet Nam, người có kinh nghiệm phẫu thuật thành công hơn 1.500 trường hợp hàm hô móm cho biết: “Móm xương hàm là tình trạng xương hàm phát triển không đồng nhất. Thông thường, ở độ tuổi từ 15-20 tuổi biểu hiện này sẽ thể hiện rất rõ ràng. Người bị móm xương hàm sẽ có gương mặt lệch lạc, hàm dưới có xu hướng dài hơn hàm trên, bệnh nhân không thể khép kín miệng, và cũng không thể nhai bằng hai răng hàm”.
Trong quá trình điều trị của mình, bác sĩ Tú Dung từng thăm khám và điều trị cho nhiều trường hợp móm nặng, tiêu biểu như Nguyễn Duy Phương hai hàm cách nhau đến 3,2cm. Đây được cho là một trường hợp rất đặc biệt. Trường hợp móm hàm nặng cách nhau 3,2cm
Móm xương hàm có thể hình thành do tật ăn nhai từ bé, tật đẩy lưỡi của trẻ hoặc một phần do di truyền và sự phát triển tự nhiên của cung xương hàm. Muốn điều chỉnh cho những trường hợp móm xương hàm nhất định phải phẫu thuật.
3 nguyên tắc điều trị móm xương hàm
Theo nhận định của các chuyên gia tạo hình hàm mặt, móm xương hàm là khuyết điểm lớn ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của hàm và cả chức năng thẩm mỹ. Nếu không điều trị sớm sẽ dẫn đến mỏi cơ hàm, nhược cơ và khó khăn cho người mắc phải trong cuộc sống.Tuy nhiên, nếu muốn điều trị móm xương hàm hiệu quả thì cần phải lưu ý đến các nguyên tắc chung. Dưới đây là 3 nguyên tắc điều trị móm xương hàm mà bạn không thể bỏ lỡ.
1 Chỉ định tỉ lệ xương cần thay đổi
Khi muốn điều trị móm xương hàm, bạn cần đến bác sĩ chuyên khoa về phẫu thuật hàm mặt. Để xác định nguyên nhân gây móm và định lượng sự thay đổi chính xác nhất, bác sĩ sẽ sử dụng hệ thống máy CT 3D để chiếu chụp toàn bộ vùng xương hàm. Từ đó xác định nguyên nhân gây móm và khả năng thay đổi.
Từ kết quả phim hàm mặt sẽ cho thấy rõ khiếm khuyết của xương hàm. Việc phẫu thuật, chỉ định phương pháp sẽ bắt đầu từ đây, với kết quả chuẩn đoán chính xác lên đến trên 90%. Chỉ định tỉ lệ xương cần thay đổi sẽ được bác sĩ thông báo đến bệnh nhân.
2 Bảo vệ hệ thống dây thần kinh
Trên cơ thể con người, phần hàm mặt có chứa rất nhiều hệ thống mạch máu kèm theo dây thần kinh quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sống. Do đó, bất kì can thiệp nào đến vùng này cũng cần được tính toán cẩn thận, đảm bảo an toàn cho con người.
Trong phẫu thuật điều chỉnh xương hàm móm, bác sĩ cần chú ý đến hệ thống dây thần kinh, di chuyển dây thần kinh để đảm bảo an toàn trong quá trình cắt gọt xương, không chạm đến hệ thần kinh quan trọng.
Nguy hiểm nhất trong phẫu thuật hàm mặt là gẫy gập dây thần kinh góc hàm. Nếu bác sĩ không có chuyên môn nghiệp vụ rất dễ gây biến chứng, ảnh hưởng đến tính mạng.
3 Cải thiện chức năng ăn nhai cho hàm, thẩm mỹ cho gương mặt
Phẫu thuật hàm móm là việc điều trị chức năng hàm mặt. Trong đó, phẫu thuật sẽ cắt chỉnh xương hàm tại vị trí răng số 4, sau đó khéo trượt hàm về trước hoặc về sau để làm khít khớp cắn.
Sau khi phẫu thuật hoàn thiện, chức năng ăn nhai của bệnh nhân sẽ được cải thiện, hai răng hàm chạm nhau nên có thể ăn nhai như người bình thường. Thay vào đó, gương mặt cũng có vẻ đẹp thẩm mỹ và tự nhiên hơn rất nhiều, vì không còn khuyết điểm lệch lạc.
Trong các trường hợp móm xương hàm kèo theo răng mọc lệch, lộn xộn thì cần đến sự can thiệp của bác sĩ nha khoa, niềng răng chỉnh nha đều đặn trước khi tiến hành phẫu thuật hàm.
Quy trình phẫu thuật xương hàm móm an toàn
Để có một ca phẫu thuật an toàn và mang lại hiệu quả. Bạn cần nắm rõ các bước quy trình phẫu thuật tiêu chuẩn sau đây:
Bước 1: Thăm khám và tư vấn trực tiếp với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật hàm mặt.
Bước 2: Chiếu chụp phim hàm bằng hệ thống máy CT 3D, từ đó xác định tỉ lệ xương hàm móm và chỉ định phương thức cải thiện phù hợp.
Bước 2: Kiểm tra sức khỏe tổng quát, đảm bảo bệnh nhân đủ khả năng bước vào ca phẫu thuật một cách an toàn.
Bước 3: Gây mê toàn thân để đảm bảo an toàn trước khi phẫu thuật
Bước 4: Tiến hành phẫu thuật
Bước 5: Nghỉ dưỡng
Bước 6: Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.
Bao nhiêu tuổi thì có thể phẫu thuật xương hàm móm
Nhiều người thắc mắc, không biết ở độ tuổi nào thì có thể phẫu thuật xương hàm móm. TS.BS Nguyễn Phan Tú Dung cho biết: “Độ tuổi phù hợp nhất để cắt chỉnh xương hàm móm là từ 18-20 tuổi, trong thời gian này cơ thể đã phát triển toàn diện. Người trẻ tuổi sau khi phẫu thuật sẽ có thời gian lành thương rất nhanh chóng so với người lớn tuổi. Nên phẫu thuật càng sớm càng tốt cho bệnh nhân”.
Chuyên gia cho biết thêm, trong một số trường hợp có những người dưới 18 tuổi nếu trong trường hợp đặc biệt vẫn có thể phẫu thuật để điều trị tùy thuộc vào thể trạng. Tuy nhiên, người chưa đủ tuổi vị thành niên cần có gia đình bảo lãnh và kí cam kết điều trị với bệnh viện phẫu thuật.
Nhận xét